Người đàn bà bán lộc


Truyện ngắn của PhanTrangHy
NGƯỜI ĐÀN BÀ BÁN LỘC


   Giờ giao thừa. Những tiếng chuông rung lên lay động màn đêm. Tiếng còi tàu báo hiệu năm mới. Những chòm pháo bông sáng rực cả khoảng trời. Mùa xuân đang đến.

Cánh vạc bên đời


Truyện ngắn của PhanTrangHy
CÁNH VẠC BÊN ĐỜI


     Cầm giấy mời trên tay, hắn mừng là các bạn cũ cùng lớp cách đây 25 năm còn nhớ tới hắn. Nước mắt hắn như muốn ứa ra. Cảm động ? Hay một lẽ gì khác ? Hắn nhẩm đọc lại giấy mời. Nghĩ tới bạn bè cùng lớp, hắn thấy như trẻ lại. Cái tuổi 40 thấm cuộc đời, thấm nỗi xót xa tuổi dại, như cái thuở niên thiếu, như cái thời ngây dại thư sinh, hắn thầm nghĩ về những đứa bạn.

Một thoáng tình cờ


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
MỘT THOÁNG TÌNH CỜ                         


     Rộn ràng ngày hội. Ánh sáng thiên diệu trải khắp mọi nơi. Thiện nam tín nữ dập dìu du xuân. Từng đôi nam thanh nữ tú hòa vào cảnh trời xuân. Từng gương mặt sáng , từng tiếng chào, từng nụ cười tươi. Lòng người hớn hở. Tất cả trải lòng chào đón cảnh sắc thiên nhiên. Và  tôi cũng hòa vào trong không gian - thời gian của lễ hội.

Bộ óc rô-bô


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
 BỘ ÓC RÔ-BÔ


     Không ai biết ông ta tên thật là gì. Người ta gọi danh ông ta dựa vào tấm quảng cáo treo ở góc đường. Nhà Đại Tiến Sĩ - đó là biệt danh của ông ta. Khắp xứ đều nhắc tới tên ông như một vị anh hùng của thời đại với chiến công hiển hách chưa từng có trên thương trường từ trước đến nay. Các buổi tiệc tùng của chính quyền đều mời ông ta tới dự, bởi vì hai phần ba ngân khoản dành chiêu đãi là do lòng hảo tâm của ông ta đóng góp. Các quỹ bảo trợ xã hội đều có phần ông ta tài trợ. Nói chung, ông ta là “Mạnh thường quân” đáng mặt để mọi người học tập.

Đau đáu Hoàng Sa


Truyện ngắn của PhanTrangHy
ĐAU ĐÁU HOÀNG SA
Truyện được in ở TÂN VĂN 6, Báo Đà Nẵng cuối tuần, Phú Thọ cuối tuần, Báo Tin tức... cũng như in trong tập truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ. Riêng tập truyện ĐAU ĐÁU HOÀNG SA mang bút danh Hoàng Trọng Dũng (do Nxb Quân đội, 2013 đặt)






 Kính tặng các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa…   


     Lệ thường, ngày nào cũng vậy, lão Ban lại ra biển. Không nhìn thấy biển là lão cảm thấy sao sao ấy. Lão dễ nổi cáu với vợ. Chỉ cần nhìn thấy biển, nhìn ra ngoài khơi xa là lão mới dịu đi những cáu ghét của cuộc đời. Lão đi biển không phải để nhìn thiên hạ tắm, không phải tập thể dục dưỡng sinh, cũng không phải bông lơn chọc ghẹo những mụ hồi xuân. Lão nhìn biển như thể cho vơi bớt nỗi lòng của mình, khi chẳng biết tỏ cùng ai. Thường là lão đi một mình. Nhưng lần này lại khác. Lão cùng thằng cháu nội ra biển chơi.


Cõi thiên đường rác


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
CÕI THIÊN ĐƯỜNG RÁC


     Bé Hoa vai mang cái bao, tay cầm chiếc que sắt đang bươi rác từ chiếc xe vừa đổ xuống. Nó đang lượm từng miếng ni lông bỏ vào bao. Ở bãi rác Khánh Sơn này, rác trở thành nguồn sống của một số người, trong đó có gia đình Hoa.

Người thầy dạy búp bê


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ

                                 Kính tặng các thầy cô giáo của tôi

     Tìm kiếm trong  các ngăn kéo, đem ra những con búp bê của lũ cháu, lão Giáo xếp từng con một ngồi theo hàng ngang. Giọng lão đầy đam mê:

Bảng lảng như hoa mùa xuân


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
BẢNG LẢNG NHƯ HOA MÙA XUÂN

   Như lệ thường, gần đến Tết, tôi chạy xe vòng quanh phố. Mọi thứ như đang vươn sức xuân. Mảng tường nhà ai đang được sơn lại. Con phố nhỏ ấm và sáng hơn. Cờ hoa rợp phố như thể đất nước được mùa.

Cơn mơ biển





Truyện của Phan Trang Hy
CƠN MƠ BIỂN 


1.   Chiều về. Trên bãi biển vẫn còn đông người, sự nóng bức của thời tiết  làm cho con người tụ về vùng biển. Bữa cơm tối, chắc họ sẽ ngọn miệng hơn. Các người dân chài không đi biển. Họ ngồi nhìn sóng nước xa xa đoán từng luồng cá. Một số người cặm cụi vá lại những mảng lưới  để chuẩn bị ra khơi.

Bếp xưa


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
 BẾP XƯA


   Bao năm chắt chiu giành dụm, An sửa lại căn nhà cho ra dáng vẻ nhà được nâng cấp từ chỗ ổ chuột thành nhà cấp bốn có đôi chỗ áp gạch men. Đối với sức hắn, sửa nhà được như thế quả là khá. Cũng theo lời hắn, khi sửa nhà, may mà có bạn bè và học trò cũ của hắn giúp. Người thì cho xi măng cả tấn, người thì cho cả chỉ vàng, người thì cho mượn lâu dài khi nào có thì trả, chớ một mình hắn làm gì có đủ ngân khoản để tu sửa căn nhà cho có dáng vẻ dễ nhìn theo cái kiểu “lấy phấn dồi mặt”.

Qua rồi đêm Trung thu


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
QUA RỒI ĐÊM TRUNG THU


     Gần đến Trung thu. Bọn trẻ con đứa nào cũng náo nức đón chờ. Không phải chúng chờ bánh kẹo, chờ phá cỗ. Mà chúng chờ được làm lân, được múa lân.

Kén chồng



Truyện ngắn của Phan Trang Hy
KÉN CHỒNG


     Âu Nương vén mái tóc dài quá gót, ngửa mặt nhìn vầng trăng, rồi cúi đầu, thẫn thờ. Nàng chép miệng thở dài. Tiếng thở dài nghe như tiếng chim uyên gọi bạn, như tiếng nuốt nước bọt của cô gái chửa thèm chua, như tiếng lòng chinh phụ ngóng chồng, như tiếng đàn Kiều tìm Kim Trọng… Tiếng thở dài của nàng gọi thị nữ Ngọc Hoa đến. Ngọc Hoa chắp tay, cúi đầu khẽ bẩm:

Im lặng của thiền sư




Truyện ngắn của Phan Trang Hy
IM LẶNG CỦA THIỀN SƯ                                                                  

1. Trời vần vũ. Bao tinh cầu xoay chuyển. Chỉ gió, chỉ tiếng gầm rú của chúng sinh. Không thể nhìn thấy mọi vật. Chỉ một màu đỏ ối trên trời. Mặt trăng biến thành quả cầu lửa.

Ađam lăn lộn trong cõi hỗn mang. Bỗng hai thằng người tách ra từ Ađam. Chúng cãi nhau giành phần thắng.

Bán chữ



Truyện ngắn cuả Phan Trang Hy
BÁN CHỮ


    - Tôi yêu cầu các em phải đi học thêm! – Quắc mắt nhìn lũ học trò chẳng hiểu mô tê gì, tôi nói tiếp - Các em có nghe tôi nói không?

Khỏa thân

        


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
KHỎA THÂN


        Vứt cây cọ xuống nền, nhìn bức ảnh toàn thân vừa hoàn thành, hắn cười thích chí : “Ha ha !...Phen này, ngươi phải chết ! Ta sẽ trả được mối hận này !”.

Quà yêu

Truyện ngắn của Phan Trang Hy
QUÀ YÊU  
                                                                                                      
   Lệ thường, năm nào cũng vậy, khoảng 20 đến 25 tháng Chạp, tôi cúng tất niên giã từ năm cũ, chuẩn bị đón Xuân mới. Năm nào làm ăn kha khá, tôi thường mời dăm ba đứa bạn đến uống rượu mừng. Còn thì tôi làm trầm trà. Rồi cũng qua chuyện. Nhưng những năm gần đây, đời sống kinh tế ngày càng ổn định và phảt triển, cũng như bao người, gia đình tôi, cứ năm hết Tết đến sắm sửa chút đỉnh tất niên. Tất nhiên là phải mời bạn bè đến chung vui.

Quỳnh hoa

Truyện ngắn của Phan Trang Hy
QUỲNH HOA


   Bày biện nào trà, nào thuốc, nào bánh ngọt… trên bàn, ông Bằng ngồi vào ghế, mắt chăm chú nhìn chậu quỳnh chuẩn bị khai hoa. Ông nhớ rõ khi ông bắt đầu yêu là ông yêu luôn sở thích của cô ấy. Và khi kết hôn với cô ấy, tình yêu hoa như càng tăng thêm trong lòng ông. Khi quỳnh chớm nụ là hai vợ chồng đều mong giờ hoa nở. Ông nhớ một lần vợ ông kiếm được chậu quỳnh chớm nụ về, cô ấy đã khoe :

   -Anh Bằng ! Em tặng anh !

   Mắt cô ấy sáng lên như muốn nói điều gì nữa nhưng lại thôi.

Con heo gàn dở



Truyện ngắn của Phan Trang Hy
CON HEO GÀN DỞ


     Thế là mọi sự bắt đầu từ chuyện con heo mà vợ tôi mua cách đây sáu tháng.

     Những ngày đầu, chuyện con heo đối với vợ chồng tôi thật là hạnh phúc. Góp nhặt, bòn chắt, cả hai đứa tôi đều mơ ước sẽ nuôi heo để đến Tết giết thịt. Từ ngày hai đứa lấy nhau đến giờ, chưa có năm nào chúng tôi phải lo chuyện thịt bánh. Nhưng năm này trở đi phải khác chứ ! Không lẽ cứ bám riết ông bà già hai bên. Một lần thì được. Hai lần cũng cho là tàm tạm…Không lẽ đến lần thứ chín, thứ mười ! Nhất quyết phen này phải nuôi heo cho bằng được. Có heo, chúng tôi tính như thế này : giết thịt nó trong những ngày giáp Tết, chia bớt ba đùi, mình cũng còn lại một đùi, cái đầu, bộ lòng cúng tất niên. Thật là tuyệt !

Vàng mai


Truyện ngắn của Phan Trang Hy
VÀNG MAI


     Đưa chén trà lên môi, nhắp nhẹ, giọng từ tốn, tôi khẽ nói : “Bác có khi nào tìm về chốn cũ ấy chăng ?”. Lão già nước mắt lưng tròng, gượng cười : “Thầy giáo ạ ! Trước đây thì có, giờ thì chân chùn gối mỏi làm sao mà đến được. Âu cũng là phận cả ! Thế thầy có tin mỗi cuộc đời đều có phận của nó không ? Tôi thì tôi tin thầy ạ ! Càng già thì càng tin. Chả bù với thời trẻ”.